Thông tin chung:
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để lựa chọn hệ phương pháp, mô hình phân vùng cảnh báo chi tiết và xác định ngưỡng mưa kích hoạt tại các khu vực nhạy cảm về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam”; mã số TNMT.2021.02.09 đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 512/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 03 năm 2021.
- Thời gian thực hiện: 24 tháng.
- Mục tiêu của đề tài:
1. Lựa chọn được hệ phương pháp và mô hình phân vùng cảnh báo, ổn định mái dốc chi tiết (tỷ lệ 1:10.000, 1:5000, 1:2000 và 1:1000) về nguy cơ trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khả thi áp dụng tại các khu vực nhạy cảm thuộc các vùng miền núi, trung du Việt Nam;
2. Xác định ngưỡng mưa kích hoạt gây trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét tại các khu vực miền núi, trung du Việt Nam;
3. Áp dụng thử nghiệm mô hình tại một số khu vực nhạy cảm thuộc tỉnh Lào Cai.
- Sản phẩm của đề tài:
1). Báo cáo hệ phương pháp và mô hình phân vùng cảnh báo, ổn định mái dốc chi tiết (tỷ lệ 1:10.000, 1:5000, 1:2000 và 1:1000) về nguy cơ trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khả thi áp dụng tại các khu vực nhạy cảm thuộc các vùng miền núi, trung du Việt Nam;
2. Ngưỡng mưa kích hoạt gây trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét tại các khu vực nhạy cảm thuộc các miền núi, trung du Việt Nam;
3. Quy trình áp dụng hệ phương pháp và mô hình phân vùng cảnh báo chi tiết (tỷ lệ 1:10.000, 1:5000, 1:2000 và 1:1000) theo các ngưỡng mưa gây trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét tại các khu vực nhạy cảm;
4. Báo cáo kết quả áp dụng thử nghiệm mô hình tại một số khu vực nhạy cảm thuộc tỉnh Lào Cai;
5. Bản đồ phân vùng cảnh báo chi tiết về nguy cơ (hệ số FS tại các vị trí sườn dốc; hoặc mức độ nhạy cảm tại các lưu vực nhỏ,...) theo các ngưỡng mưa gây trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét tại các khu vực nghiên cứu thử nghiệm;
6. 02 Bài báo;
7. Hỗ trợ đào tạo sau đại học.