1. Tên công trình hoặc cụm công trình: Cụm công trình “Chế tạo máy từ biển và máy phổ gamma đa kênh đáy biển điều tra tài nguyên – môi trường biển”
- Mục đích nghiên cứu: Chế tạo được bộ máy đo từ biển TBVN01 và bộ máy đo phổ gamma đa kênh đáy biển MGS-01 có thể hoạt động ổn định ở vùng biển Việt Nam trên cơ sở ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm bộ máy từ và bộ máy phổ gamma đa kênh đáy biển khảo sát địa chất khoáng sản trong điều tra tài nguyên – môi trường biển.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Nghiên cứu xác định các yêu cầu kỹ thuật của máy đo từ biển và máy đo phổ gamma đáy biển đáp ứng yêu cầu của công tác điều tra địa chất và khoáng sản biển ở Việt Nam; (2) Nghiên cứu nguyên lý làm việc và sơ đồ cấu tạo của một số máy đo từ biển và máy đo phổ gamma đa kênh hiện đại; (3) Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để chế tạo bộ máy đo từ biển và máy đo phổ gamma đa kênh đáy biển; (4) Nghiên cứu thiết kế các bộ phận của máy đo từ biển và máy đo phổ gamma đa kênh đáy biển phù hợp với trình độ công nghệ ở Việt Nam; (5) Nghiên cứu lập trình điều khiển thiết bị (điều khiển từng bộ phận riêng rẽ, liên kết đồng bộ hoá hoạt động của các bộ phận, điều khiển toàn bộ hệ thống), thu thập và biểu diễn số liệu, lưu giữ số liệu; (6) Chế tạo thử các bộ phận, lắp ráp, thử nghiệm, đánh giá, hiệu chỉnh; (7) Thử nghiệm trên thực địa ở các vùng biển Việt Nam (đối với máy đo phổ gamma đa kênh, thử nghiệm ở vùng biển có độ sâu đến 300m nước), đánh giá, hiệu chỉnh và hoàn chỉnh bộ máy; (8) Biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng cho mỗi bộ máy.
- Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, cụm đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
(1) Phương pháp quan sát khoa học;
(2) Phương pháp thực nghiệm khoa học;
(3) Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm;
(4) Phương pháp chuyên gia.
Toàn bộ quá trình nghiên cứu, chế tạo là một vòng lặp: nghiên cứu thiết kế → chế tạo → thử nghiệm, đánh giá → rút kinh nghiệm, điều chỉnh → thử nghiệm, đánh giá cho đến khi sản phẩm đạt các yêu cầu đặt ra. Đối với loại hình nghiên cứu chế tạo thiết bị, công tác thử nghiệm đánh giá, trong đó có thử nghiệm ở thực địa là một trong những nội dung hết sức quan trọng. Thông qua đó, đánh giá được khả năng ứng dụng của thiết bị trong điều kiện môi trường thực. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa với việc chế tạo các thiết bị khảo sát trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam do chúng ta chưa tạo được môi trường thử nghiệm trong phòng thí nghiệm giống môi trường làm việc thực tế trên biển. Vì vậy, ngoài các thử nghiệm trong phòng, mỗi đề tài đều bố trí một số chuyến thử nghiệm trên biển giống như trong điều kiện khảo sát thực tế. Kết quả thử nghiệm trên biển là bằng chứng thuyết phục nhất về khả năng đáp ứng yêu cầu đặt ra để đưa thiết bị vào sử dụng trong công tác điều tra tài nguyên – môi trường biển.
- Kết quả nghiên cứu:
a) Công trình thứ nhất: Đề tài “Nghiên cứu chế tạo máy từ khảo sát địa chất khoáng sản biển” Đã chế tạo được 02 bộ Máy từ biển TBVN01 theo các yêu cầu đề ra của đề tài, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong thực tiễn. Kết quả được chuyển giao, sử dụng liên tục tại Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển (nay là Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên – môi trường biển khu vực phía Bắc) thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phục vụ trực tiếp cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển từ năm 2014 đến nay.
b) Công trình thứ hai: Đề tài “Nghiên cứu chế tạo máy phổ gamma đa kênh điều tra địa chất khoáng sản biển” Đã chế tạo được 02 bộ Máy phổ gamma đa kênh đáy biển MGS01 theo các yêu cầu đề ra của đề tài, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong thực tiễn. Kết quả được chuyển giao, sử dụng tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên – môi trường biển khu vực phía Bắc thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phục vụ trực tiếp cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển ngay trong 2018 đến nay.
3. Thành tựu cụ thể của công trình nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ Bài viết công bố kết quả nghiên cứu của cụm đề tài trên tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 19-(177)/10-2013 và số 24-(278)/12-2017.
4. Hiệu quả của công trình
a) Địa chỉ nơi ứng dụng kết quả của công trình: Trung tâm Điều tra tài nguyên – môi trường biển thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam b) Nội dung được ứng dụng: Sử dụng trong công tác điều tra tài nguyên – môi trường biển để giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn về địa vật lý biển, địa chất khoáng sản biển, môi trường biển thuộc các dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao, đặt hàng cho Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên – môi trường biển theo chức năng nhiệm vụ.
Cụ thể: * Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên – môi trường biển khu vực phía Bắc đã sử dụng Máy từ biển TBVN01 để đo từ biển các vùng biển thuộc nhiệm vụ khảo sát địa vật lý trong các dự án sau đây:
(1) Dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Thừa Thiên Huế - Bình Định (0-60m nước), tỷ lệ 1/100.000”;
(2) Dự án thành phần 2 “Điều tra địa mạo, địa chất, khoáng sản một số đảo và cụm đảo lớn, quan trọng” thuộc Dự án “Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường một số hải đảo, cụm đảo lớn, quan trọng phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền lãnh hải”;
(3) Dự án “Nghiên cứu, điều tra, đánh giá khoanh định các cấu trúc địa chất có tiềm năng và triển vọng khí hydrate ở các vùng biển Việt Nam”;
(4) Dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, cấu trúc-địa động lực, hiện trạng môi trường và dự báo tai biến vùng biển Bình Thuận-Cà Mau (đến độ sâu 300 m nước) tỷ lệ 1:500.000”. * Từ năm 2018, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên – môi trường biển khu vực phía Bắc đã sử dụng Máy phổ gamma đa kênh đáy biển MGS01 để đo phổ gamma thuộc nhiệm vụ khảo sát địa vật lý trong Dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, cấu trúc-địa động lực, hiện trạng môi trường và dự báo tai biến vùng biển Bình Thuận - Cà Mau (đến độ sâu 300 m nước) tỷ lệ 1:500.000.
c) Hiệu quả về khoa học và công nghệ
- Đã ứng dựng công nghệ kỹ thuật số, tích hợp tín hiệu từ máy GPS trong việc thiết kế sản phẩm nhằm nâng độ tin cậy, tính dễ sử dụng của thiết bị;
- Thiết kế theo kiểu linh động, máy vừa có thể hoạt động độc lập lại vừa có thể kết nối với máy tính là điểm nhấn và là thay đổi hợp lý so với thuyết minh đề tài. Với thiết kế này, bộ máy trở lên gọn nhẹ, sử dụng tiện lợi và an toàn hơn so với các máy hiện có. - Góp phần từng bước làm chủ, cải tiến công nghệ, ứng dụng vào điều kiện thực tế Việt Nam.
- Các kết quả nghiên cứu của cụm công trình có thể sử dụng để chế tạo máy từ mặt đất và máy phổ gamma đa kênh điều tra địa chất khoáng sản, môi trường trên đất liền. d) Hiệu quả kinh tế (đơn vị: triệu đồng)
- Tổng kinh phí đầu tư cho công trình: 4.151.481 triệu đồng (trong đó, đề tài chế tạo máy từ biển: 1.995.790 triệu đồng; đề tài chế tạo máy phổ gamma đa kênh: 2.155.691 triệu đồng)
- Trong đó, từ ngân sách nhà nước: 4.151.481 triệu đồng
5. Văn băng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nếu có)
6. Về tác giả công trình
6.1. Trường hợp đồng tác giả
Đề tài “Nghiên cứu chế tạo máy từ khảo sát địa chất khoáng sản biển”, Mã số: TNMT.06.12
1. TS. Đỗ Tử Chung 07/10/ 1960 Nam/ Việt Nam Trung tâm QH và ĐT TNMTB khu vực phía Bắc Số 125, Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 024378 42325 Số 95/5/5 Đường Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, ĐT: 024355 20533 2011-2013 - Chủ nhiệm đề tài; trực tiếp lập, bảo vệ thuyết minh đề tài và báo cáo kết quả đề trước Hội đồng nghiệm thu các cấp; - Chủ trì một số chuyên đề nghiên cứu; trực tiếp tham gia tất cả các chuyên đề nghiên cứu; - Trực tiếp đánh giá kết quả thử nghiệm.
2. KS. Nguyễn Tử Ánh 10/5/ 1944 Nam/ Việt Nam Chuyên gia công nghệ nghỉ hưu P107 C1 Tập thể Kim liên Ngõ 27, Phố Lương Định Của ĐT: 024385 20440 2012-2013 - Chủ trì thiết kế kỹ thuật; - Chỉ đạo chế tạo; - Tham gia thử nghiệm, đánh giá
3. Ths. Ngô Thanh Thủy 28/7/ 1960 Nam/ Việt Nam Trung tâm QH và ĐT TNMTB khu vực phía Bắc Số 125, Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 024378 42325 P.1105 Chung cư 262 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 024355 76718 2012-2013 Tham gia chế tạo, thử nghiệm
4. Ths. Đào Triệu Túc 15/7/ 1960 Nam/ Việt Nam P.202- B9 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 024355 40150 2012-2013 Tham gia chế tạo, thử nghiệm
5. Ths. Đoàn Thế Hùng 24/02/ 1961 Nam/ Việt Nam Vụ KHCN Bộ TNMT Số 10, Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội, ĐT: 024379 56868 P.2213 nhà CT1, C14 Bắc Hà, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội 2012-2013 - Tham gia một số chuyên đề nghiên cứu; - Tham gia thử nghiệm, đánh giá
6. Ths. Lê Anh Thắng 03/10/ 1975 Nam/ Việt Nam Trung tâm QH và ĐT TNMTB khu vực phía Bắc Số 125, Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 024378 42325 Số 6 ngõ 117, phố Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội 2012-2013 - Tham gia chuyên đề lập trình; - Tham gia thử nghiệm, đánh giá
7. Ths. Vũ Bá Dũng 20/10/ 1978 Nam/ Việt Nam Trung tâm QH và ĐT TNMTB khu vực phía Bắc Số 125, Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 024378 42325 Số 50A ngõ 145 Quan Nhân - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội 2012-2013 Tham gia chế tạo, thử nghiệm
8. Ths. Lê Thị Hà 20/8 1982 Nữ/ Việt Nam Ngách 50, ngõ 87 Yên Lộ, Tổ 12 Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội 2012-2013 - Thư ký khoa học; - Tham gia thử nghiệm, đánh giá
9. KS. Lữ Xuân Hòa 09/6/ 1985 Nam/ Việt Nam Thôn Trì Lai, Đồng Thái, Ba Vì, Hà Nội 2012-2013 Chủ trì chuyên đề lập trình
10. KS. Nguyễn Văn Minh 07/01/ 1959 Nam/ Việt Nam Trạm Khí tượng nông nghiệp, Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội 2012-2013 Tham gia chế tạo, thử nghiệm
II Đề tài “Nghiên cứu chế tạo máy phổ gamma đa kênh điều tra địa chất khoáng sản biển”, Mã số: 2015.06.03
1. TS. Đỗ Tử Chung 07/10/ 1960 Nam/ Việt Nam Trung tâm QH và ĐT TNMTB khu vực phía Bắc Số 125, Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 024378 42325 Số 95/5/5 Đường Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, ĐT: 024355 20533 2014-2017 - Chủ nhiệm đề tài; trực tiếp lập, bảo vệ thuyết minh đề tài và báo cáo kết quả đề trước Hội đồng nghiệm thu các cấp; - Chủ trì một số chuyên đề nghiên cứu; trực tiếp tham gia các chuyên đề nghiên cứu; - Trực tiếp đánh giá kết quả thử nghiệm.
2. KS. Nguyễn Tử Ánh 10/5/ 1944 Nam/ Việt Nam Chuyên gia công nghệ nghỉ hưu P107 C1 Tập thể Kim liên Ngõ 27, Phố Lương Định Của ĐT: 024385 20440 2015-2017 - Chỉ đạo thiết kế, chế tạo; - Tham gia thử nghiệm, đánh giá
3. Ths. Lê Anh Thắng 03/10/ 1975 Nam/ Việt Nam Trung tâm QH và ĐT TNMTB khu vực phía Bắc Số 125, Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 024378 42325 Số 6 ngõ 117, phố Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội 2016-2017 - Phụ trách lập trình; - Tham gia chế thử nghiệm
4. Ths. Ngô Thanh Thủy 28/7/ 1960 Nam/ Việt Nam Trung tâm QH và ĐT TNMTB khu vực phía Bắc Số 125, Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 024378 42325 P.1105 Chung cư 262 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: 024355 76718 2015-2017 - Thư ký khoa học; - Tham gia chế tạo, thử nghiệm
5. Ths. Vũ Bá Dũng 20/10/ 1978 Nam/ Việt Nam Số 50A ngõ 145 Quan Nhân - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội 2016-2017 Tham gia chế tạo, thử nghiệm
6. KS. Ngô Đức Hậu 22/4/ 1985 Nam/ Việt Nam Công ty Cổ phần Công Nghệ ESA Việt Nam 265 đường Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội ĐT: 024393 85385 Số 20B1 ngõ 82 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội 2016-2017 Tham gia chế tạo, thử nghiệm
6. Các cơ quan, tổ chức tham gia chính (nếu có)
1. TS. Đỗ Tử Chung
2. KS. Nguyễn Tử Ánh
3. Ths. Ngô Thanh Thủy
4. Ths. Lê Anh Thắng
5. Ths. Đoàn Thế Hùng
6. Ths. Đào Triệu Túc
7. Ths. Vũ Bá Dũng
8. Ths. Lê Thị Hà
9. KS. Lữ Xuân Hòa
10. KS. Nguyễn Văn Minh
11. KS. Ngô Đức Hậu Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2020
ĐẠI DIỆN ĐỒNG TÁC GIẢ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ CÔNG TRÌNH
Chủ nhiệm Đề tài: TS Đỗ Tử Chung
Giám đốc: ThS. Trịnh Nguyên Tính