Tin Khoa học Công nghệ của Bộ

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia BĐKH.14/16-20

18/12/2019 | 0
Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác lập phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới ở Việt Nam”, Mã số BĐKH.14/16-20; Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh; Đơn vị chủ trì thực hiện: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

Thông tin chung về nhiệm vụ:

Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác lập phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới ở Việt Nam”.

Mã số BĐKH.14/16-20.

Kinh phí: 6.193.927.000 

Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2019

Đơn vị chủ trì thực hiện: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh.

Các thành viên tham gia thực hiện chính nhiệm vụ:

Số

TT

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác

1

Nguyễn Thế Chinh

Chủ nhiệm đề tài

PGS.TS

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

2

Lại Văn Mạnh

Thư ký đề tài

Tiến sĩ

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

3

Lại Hồng Thanh

Thành viên chính

Tiến sĩ

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản

4

Phạm Văn Lợi

Thành viên chính

PGS.TS

Viện Khoa học môi trường

5

Nguyễn Thị Thu Trang

Thành viên chính

Tiến sĩ

Trung tâm Điều tra đánh giá tài nguyên đất

6

Nguyễn Hoàng Nam

Thành viên chính

Tiến sĩ

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

7

Châu Trần Vĩnh

Thành viên chính

Thạc sĩ

Cục Quản lý tài nguyên nước

8

Trần Thị Thu Hà

Thành viên chính

Thạc sĩ

Chuyên gia tư vấn độc lập

9

Nguyễn Thị Thùy Dương

Thành viên chính

Thạc sĩ

Chuyên gia

10

Lê Trường

Thành viên chính

Thạc sĩ

Chuyên gia

b) Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu

Thời gian dự kiến: 27 tháng 12 năm 2019

Địa điểm: trụ sở Bộ TN&MT

c) Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Hoàn thành các sản phẩm:

Báo cáo cơ sở khoa học về các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của TN&MT vào hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam

Báo cáo tổng quan về phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia mới ở Việt Nam

Báo cáo kết quả thử nghiệm các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của TN&MT trong hệ thống tài khoản quốc gia mới ở Việt Nam

Dự thảo tài liệu hướng dẫn về lượng giá và kết chuyển các giá trị của TN&MT vào hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới ở Việt Nam

Bài báo trong nước

Bài báo quốc tế

Sản phẩm tham gia đào tạo sau đại học

Dự thảo tài liệu hướng dẫn

- Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

 Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan: đề tài đóng góp vào việc việc hoàn thiện hệ thống thống kê về TN&MT ở trong nước và trên thế giới, cũng như sự phát triển của sáng kiến hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường toàn cầu.

Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp vào thành tựu của lĩnh vực kinh tế môi trường trên thế giới.  Đặc biệt, thực hiện đề tài này sẽ giúp nâng cao năng lực cho cả cơ quan chủ quản thực hiện đề tài, các thành viên tham gia thực hiện đề tài và cả các đơn vị hưởng lợi từ đề tài.

- Hiệu quả kinh tế

Góp phần nâng cao hiệu quả, thực hiện thành công các quan điểm, nội dung và giải pháp đã được nêu trong Nghị Quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Cùng với đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp luận cứ khoa học để thực hiện thành công Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15 tháng 1 năm 2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đối với nguồn vật lực. Cụ thể, thông qua việc lượng giá các giá trị của các dạng tài nguyên, môi trường giúp các cơ quan quản lý nước thực hiện được cac biện pháp điều hành vĩ mô để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với tài nguyên, môi trường trong nền kinh tế.

Góp phần cung cấp công cụ phân tích chính sách cho các nhà nghiên cứu, hoạch định và điều hành chính sách ở Trung ương và địa phương. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ quan chính phủ đo lường một cách chính xác các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đã được đề ra trong các Chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát triển, góp phần đưa ra được những quyết sách hiệu quả, kịp thời. Mặt khác từ kết quả nghiên cứu đạt được là cơ sở để xác định nguồn thu và đầu tư trở lại cho phục hồi và phát triển tài nguyên và môi trường.

Thông qua việc kết nối các dữ liệu, thông tin phản ánh về giá trị của các dạng tài nguyên và môi trường tạo ra một sự liên kết chặt chẽ giữa các Bộ, ban, ngành có liên quan; giữa các cấp quản lý với nhau; và giữa tài nguyên và môi trường với các hoạt động kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, thực hiện thành công đề tài này sẽ góp phần tạo ra một cơ chế liên kết giữa các ngành, các cấp trong quản lý tài nguyên và môi trường – một trong những hạn chế, thách thức lớn đã được chỉ ra trong các Văn kiện của Đảng, các Văn bản, chỉ thị của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

- Hiệu quả xã hội

Các chỉ tiêu có được sau quá trình lượng giá và kết chuyển vào hệ thống tài khoản quốc gia mới không chỉ giúp ích cho các nhà hoạch định và điều hành mà thông qua các chỉ tiêu đó còn giúp cho xã hội nhận thức tốt hơn về vị trí, vai trò và sự khan hiếm hoặc suy thoái đối với từng dạng tài nguyên và môi trường. Từ đó giúp nâng cao nhận thức của cả khu vực người sản xuất, người tiêu dùng trong nền kinh tế trong việc khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường, sinh thái.


Các tin liên quan