Theo đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ khảo sát, đánh giá điều kiện địa chất tại các vị trí sạt lở đất xả ra tại Tổ 5 thị trấn Vinh Quang của UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (VĐCKS) đã cử đoàn công tác (gồm các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn sâu nghiên cứu, đánh giá về các hiện tượng trượt lở) do TS Trịnh Hải Sơn, Phó Viện trưởng làm trưởng đoàn đến khảo sát, đánh giá điều kiện địa chất và nhận định nguyên nhân trượt lở đất tại các vị trí nêu trên, từ đó đề xuất...
Vào ngày 26 và 27 tháng 11 năm 2020 vừa qua, tại Khoa công trình của trường Đại học Giao thông vận tải đã diễn ra Hội nghị Khoa học quốc tế về phát triển bền vững trong kỹ thuật xây dựng lần thứ 3
Cây tre được coi là một vũ khí hiệu quả chống biến đổi khí hậu. Với những đặc tính như khả năng hấp thụ CO2 lớn, là nguồn năng lượng tái tạo và nguyên liệu cho các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường…, cây tre có tiềm năng rất lớn trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, góp phần vào hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững tại nhiều quốc gia.
Với việc cập nhật NDC và nâng mức đóng góp trên, mới đây, Ban thư ký UNFCCC và Tổ chức đối tác NDC đã có thư gửi Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam cho ứng phó với biến đổi khí toàn cầu.
Với tiềm năng kỹ thuật ước hơn 600GW, điện gió ngoài khơi đang được kỳ vọng sẽ trở thành một nguồn tài nguyên phát điện trong nước có giá rẻ, quy mô lớn và mang lại lợi ích môi trường đáng kể.
Ngày 21 tháng 8 năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 1855/QĐ-BTNMT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 (văn bản kèm theo).
Năm 2020, có 4 công trình được đưa ra xét giải tại Hội đồng giải thưởng khoa học và công nghệ của Bộ TN&MT. Trong đó có 01 công trình Bộ sách khoa học - kỹ thuật (5 đầu sách) phục vụ nghiên cứu khoa học và công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực đo đạc và bản đồ ở Việt Nam (Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ); 03 công trình, cụm công trình nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ gồm: Nghiên cứu lựa chọn mô hình dự báo nước dâng do bão vào dự báo nghiệp vụ tại Việt Nam (Tổng Cục Khí...
Chiều ngày 28/5, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia về viễn thám. Tham dự có các thành viên trong Ban soạn thảo từ các Bộ, Văn phòng Chính phủ, các Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Ngày 17/4/2020, Tổ soạn thảo xây dựng dự thảo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải theo định hướng hội nhập quốc tế tiến hành họp xem xét Dự thảo và tham vấn ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện dự thảo.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là cuộc cách mạng gắn liền với những đột phá về công nghệ, liên quan đến kết nối internet, điện toán đám mây, kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), cảm biến thông minh, mô hình thực tế ảo.
Nghiên cứu này tập trung đánh giá khả năng tàng trữ độc tố, mức độ ô nhiễm trầm tích, môi trường nước trên cơ sở phân tích, đánh giá thành phần hoá học, tính chất cơ lý bằng hệ phương pháp hoá lý trong đó chủ đạo là phương pháp phân tích quang phô hấp thụ nguyên tử và phương pháp phân tích độ hạt.
Xuất phát từ những khó khăn trong khảo sát, đo số liệu trong ngành bản đồ khi cán bộ phải trực tiếp đến những vùng nước nguy hiểm, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thiết kế, chế tạo tàu tự hành để thay con người đo số liệu
Ngày 28/9, trình bày về hướng điều chỉnh, bổ sung Chiến lược biển Việt Nam đến 2020 sau khi tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về vấn đề này tại cuộc họp báo thông tin về nội dung Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Ủy viên Trung ương Đảng – Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Bộ TN-MT đã chuẩn bị rất kỹ một số nội dung để đề xuất quyết định cụ thể
Thực trạng hiện nay: nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, tác động mạnh mẽ đến môi trường sống, gây ra những bệnh tật nguy hiểm. Đây là thách thứ to lớn, thúc đẩy các quốc gia cần phải nhìn nhận, thay đổi chiến lược phát triển của mình, xác định phát triển kinh tế phải đảm bảo không làm phương hại đến môi trường, hướng tới một nền kinh tế xanh – sạch – nền kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững.
Theo một số kết quả nghiên cứu, trung bình mỗi năm có khoảng 70.000 tấn (tương đương 420.000 m3) bùn cát đổ về hồ Ba Bể. Nguyên nhân chính gây bồi lấp hồ Ba Bể được xác định do lượng bùn cát từ 3 sông (sông Chợ Lùng, suối Nam Cường, sông Tả Han) chảy vào hồ Ba Bể. Trong đó, lượng bồi của 3 sông suối chiếm 93% tổng lượng bùn cát vào hồ. Bãi lấn vào hồ với chiều rộng từ 10 m đến 60 m. Một nửa lượng bồi đã tấp cao vào các bãi cũ lên trung bình 20 cm, nửa còn lại làm cạn dần đáy hồ trung bình cao 30...